Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Ẩm Thực
Bữa ăn như bài thuốc
Thầy thuốc đông y nào cũng nằm lòng nguyên tắc “quận thần tá sứ” khi thiết kế bài thuốc, qua đó có vị thuốc chủ lực giữ vai vua (quân), vị thuốc trợ lực như cánh tay mặt (thần), vị thuốc như chuyên gia phòng tránh phản ứng phụ (tá) và vị thuốc để toàn bài thuốc được dung nạp tối ưu (sứ) được phân bố hài hòa.

 


Cho dù chẩn đoán đúng nhưng dùng thuốc sai thì không chỉ tiền mất tật mang. Không nói chi đến chuyện thuốc dỏm, ngay cả trong trường hợp chọn được thuốc tốt nhưng khi phối hợp sai tỷ lệ thì cả thầy lẫn trò đều toi công. Thậm chí cho thuốc đúng liều lượng nhưng quên yếu tố tương tác bất lợi thì thuốc quý trở thành thuốc độc như chơi. Bệnh khi đó nếu không trở nặng mới lạ!

 


 

Bữa ăn càng đa dạng càng như bài thuốc quý - Ảnh: Minh Long

 

Nếu thuốc không hẳn ngày nào cũng phải uống mà còn nhiêu khê đến thế thì chuyện ăn uống còn quan trọng hơn nhiều vì cơ thể, cụ thể là các cơ quan lo chuyện giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột phải ngày nhiều lần đối đầu với đủ loại từ hoạt chất đến độc chất trong miếng ăn của thân chủ. Món ăn nếu trật chìa năm này qua tháng khác chẳng khác nào hình thức vô tình đầu độc cơ thể dài hạn.

 

Một ví dụ cụ thể. Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản ghi nhận là tỷ lệ ung thư dạ dày rất cao ở người mạnh miệng với món cơm trắng chỉ ăn với cá khô. Nhưng khi so sánh với nhóm đối chứng tuy ngày nào cũng khô cá với cơm nhưng có thêm chén canh tàu hũ non (miso) và ít miếng cải chua thì nhóm này lại ít vướng ung bướu ác tính trong bao tử.

 

Đi xa hơn nữa, chuyên gia về ung thư ở Ý ghi nhận là người ngày nào “không spaghetti không về” ít bị ung thư đại tràng nếu có món khai vị là xà lách trộn giấm. Tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp hơn nữa nếu giấm dùng trộn rau là giấm táo, nếu cà chua chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% trong đĩa rau trộn.

 

Hàng trăm công trình nghiên cứu về tác dụng của món ăn cho thấy khẩu phần càng đa dạng, khẩu phần có nhiều món như canh, rau, thịt cá, thay vì quá đơn điệu là đòn bẩy để cơ thể được trang bị đủ loại hoạt chất nhằm đón đầu độc chất sinh ung thư. Dẫn chứng điển hình nhất là người dân Địa Trung Hải có tỷ lệ ung thư rất thấp vì bữa ăn nào cũng có rau cải tươi thay đổi mỗi ngày bên cạnh cá biển và bánh mì ngũ cốc.

 

Tưởng xứ người mới hay thì lầm. Cần gì phải đợi đến kết quả nghiên cứu. Người Việt mình đã từ bao đời có bữa ăn khéo hơn nhiều vì phối hợp hài hòa với dĩa rau cải đậm đà hương vị để chấm cá kho tộ nằm cạnh tô canh chua chẳng khác nào thang thuốc hưng phấn tiêu hóa.

 

Chẳng những thế ngay cả với cách ăn cùng lúc nhiều món, thay vì chia đúng trình tự món khai vị, món canh, món chính, như ở phương Tây, cho thấy dân ta đã từ bao thế hệ biết cách phối vị trong bữa ăn, hiểu cách tận dụng hiệu năng cộng hưởng của hoạt chất trong món ăn.

 

Đáng tiếc, thậm chí đáng trách, nếu bữa ăn nên thuốc bị đẩy lùi vì thực khách quá tất bật nên chọn thức ăn nhanh, chọn thực phẩm công nghệ để rồi đánh đổi bằng căn bệnh nào đó.

 

Nói có sách không bằng mách có chứng. Người Eskimo ở quê nhà của họ rất ít khi thiếu máu cơ tim dù trời lạnh hơn tủ đông đá, dù họ chỉ có ít món ăn gia truyền. Người Eskimo được định cư ở Mỹ có tỷ lệ nhồi máu cơ tim rất cao dù căn nhà ấm áp nhưng họ vì cuộc sống nên đành quanh năm chọn hamburger. Ước gì dân mình cũng nhận ra bài học từ chuyện buồn của xứ người.

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Công dụng chữa bệnh của cây hoa bằng lăng (20-05-2024)
    Bốn đặc sản Việt Nam vào top 'món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á' (15-05-2024)
    Thói quen sau bữa cơm của người Việt dễ mang bệnh vào người (14-05-2024)
    Bốn đặc sản Việt Nam vào top 'món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á' (14-05-2024)
    4 loại trái cây mùa hè không nên ăn nhiều, trong đó có cả 'vua của các loại trái cây' (13-05-2024)
    Đừng tiếc chén nước chấm còn thừa (04-04-2024)
    Tôn vinh nghề phở và 20.000 tô phở sẽ xuất hiện tại Festival Phở 2024 (02-03-2024)
    Dân buôn tiết lộ sự thật về đùi heo muối Tây Ban Nha bán tại thị trường Việt (29-01-2024)
    Trái cây nội và ngoại: Loại nào nhiều dinh dưỡng hơn? (27-01-2024)
    Canada cảnh báo vì tôm càng đột biến tự nhân bản xuất hiện (20-01-2024)
    5 quán ốc ở Việt Nam được Michelin 'chỉ điểm' cho khách du lịch (18-01-2024)
    EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát (18-01-2024)
    Happy Tết 2024, quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam tới du khách (16-01-2024)
    Hàn Quốc thông qua luật cấm ăn và bán thịt chó (09-01-2024)
    3 không khi ăn 'loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới', Việt Nam trồng bạt ngàn (15-12-2023)
    8 siêu thực phẩm giúp giảm huyết áp (15-12-2023)
    Xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam (06-12-2023)
    Loại rau dại mệnh danh 'cỏ tiên', bổ mắt, dưỡng nhan, nấu gì cũng ngon (28-11-2023)
    Những người này ăn ốc luộc 'cực độc', thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa (25-11-2023)
    Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ (21-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Rau sống rửa 3 nước vẫn nguy hiểm cho người ăn (25-05-2015)
    Đi tìm những quán phở Việt nổi tiếng ở nước ngoài (21-05-2015)
    Đến Hậu Giang thưởng thức những món ăn độc đáo (19-05-2015)
    Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh khọt (02-05-2015)
    Tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn nhiều dưa chuột, cà chua, cà rốt (26-04-2015)
    7 cách khử thuốc trừ sâu ở rau củ quả (23-04-2015)
    Ý nghĩa Tết Hàn Thực của người Việt Nam (21-04-2015)
    Thơm ngon bánh bèo miền Trung (19-04-2015)
    Bánh canh Trảng Bàng níu chân du khách (16-04-2015)
    Tại sao lại gọi là 'cu đơ" ? (14-04-2015)
    Mẹo dân gian hiệu quả chữa hóc xương cá (09-04-2015)
    Trứng gà và những điều cấm kỵ với trẻ sơ sinh (07-04-2015)
    Cách bảo quản và chọn lựa sữa chua ngon (04-04-2015)
    Mẹo hay bảo quản cơm nguội tránh bị thiu trong ngày hè (03-04-2015)
    Những sai lầm khi rã đông thực phẩm (01-04-2015)
    Mẹo pha cà phê thơm ngon, hấp dẫn (30-03-2015)
    Mẹo hay làm sạch lưỡi và gan heo (28-03-2015)
    Mẹo làm sạch xoong nồi hiệu quả (26-03-2015)
    Mẹo luộc thịt không "hôi" cho bạn (21-03-2015)
    Mẹo hay để làm cho món đậu phụ ngon hơn (18-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153177616.